Ông trùm thực phẩm chức năng Nhật Bản AFC/AMS
Nhật Bản – trung tâm của khoa học Thực phẩm chức năng
Trước sự già đi của dân số Nhật Bản, tuổi thọ trung bình tăng nhưng các bệnh mãn tính liên quan đến dinh dưỡng và thực phẩm ngày càng tăng. Trách nhiệm của y học,y tế và phúc lợi xã hội trong việc chăm sóc sức khỏe, kiểm soát các loại bệnh tự nhiễm đặt ra nhiều thách thức lớn. Các chuyên gia dinh dưỡng thấy rằng, chế độ ăn uống và dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và điều trị cũng như xử lý nhiều bệnh mãn tính. Điều này tạo ra hướng nghiên cứu mới và nhu cầu phát triển một ngành khoa học mới dành cho sức khỏe, khoa học Thực phẩm chức năng (TPCN).
Thực phẩm chức năng (Functional foods) Khái niệm đầu tiên được người Nhật sử dụng trong những năm 1980 để nói về những thực phẩm chế biến tuy không có giá trị dinh dưỡng nhưng có chứa những thành phần giúp người sử dụng nâng cao sức khoẻ.
Sản phẩm hàng đầu của Thực phẩm chức năng Nhật Bản hiện nay là các sản phẩm bổ sung dưỡng chất chứa tinh chất tảo xoắn collagen, elastin, axit hyaluronic, chiết xuất nhau thai ngựa, coenzyme Q10 … được các chuyên gia dinh dưỡng Nhật Bản sản xuất với mục tiêu tăng cường khả năng làm chậm quá trình lão hoá của cơ thể, bảo vệ và làm đẹp da. Ngoài ra, ngành Thực phẩm chức năng Nhật Bản nghiên cứu và sản xuất ra sản phẩm dành cho trẻ em bổ sung vitamin và khoáng chất và một số thực phẩm chức năng có chiết xuất từ nấm Agaricus, , glucosamine, sụn vi cá mập, nattozyme… để sử dụng trong hỗ trợ điều trị một số bệnh như viêm khớp, tim mạch…
Người Nhật Bản không ngừng nghiên cứu tìm tòi và tinh chế ra nhiều Thực phẩm chức năng mới, song song đó việc ban hành các tiêu chuẩn và quy định quản lý Thực phẩm chức năng cũng được chú trọng. Tại Nhật Bản, quy định về Thực phẩm chức năng lần đầu xuất hiện trong “Luật cải thiện dinh dưỡng” vào năm 1991. Năm 1996 đã sửa đổi cách phân loại Thực phẩm chức năng và đã ban hành được tiêu chuẩn 13 loại vitamin là thực phẩm dinh dưỡng. Năm 1997 ngành Thực phẩm chức năng Nhật Bản ban hành được tiêu chuẩn 168 loại sản phẩm từ thảo dược. Năm 1998 ngành Thực phẩm chức năng Nhật Bản ban hành tiêu chuẩn 12 loại sản phẩm của khoáng chất. Năm 1999 ngành Thực phẩm chức năng Nhật Bản ban hành tiêu chuẩn sản phẩm dạng viên. Năm 2001 quy định hệ thống TPCN công bố về y tế và năm 2005 sửa đổi bổ sung. Tại Mỹ, luật về ngành Thực phẩm chức năng được ban hành từ năm 1994.
Thị trường ngành Thực phẩm chức năng Nhật Bản là một trong những thị trường tăng trưởng nhanh nhất. Tại Nhật Bản (Báo cáo của Kzuo Sueki, 2006) năm 2006, các sản phẩm FOSHU đạt 5,5 tỷ USD, các sản phẩm sức khỏe đạt 12,5 tỷ USD. Tại Mỹ (báo cáo của Byron Johnson Esq, 2006), chỉ tính 20 loại sản phẩm ngành Thực phẩm chức năng Nhật Bản từ thảo dược được bán trên kênh FDM (Food, Drug &Mass Market Retail Stores) đã đạt 249.425.500 USD năm 2005.
AFC-HD AMS – tiêu chí chăm sóc sức khỏe từ gốc
AMS là tên gọi tắt của Tập đoàn AFC-HD AMS Life Science Co. Ltd, ông trùm Thực phẩm chức năng Nhật Bản được thành lập từ năm 1969 tại Nhật Bản – cái nôi của ngành công nghiệp thực phẩm chức năng – và là hãng sản xuất thực phẩm chức năng của Nhật Bản đầu tiên đăng ký trên thị trường chứng khoán Nhật Bản JASDAQ, mã Bond 2927.
- Triết lý sản xuất kinh doanh của AMS ông trùm Thực phẩm chức năng Nhật Bản: Sản phẩm xuất ra thị trường phải là sản phẩm chăm sóc sức khỏe sắc đẹp hiệu quả, hoàn hảo và an toàn với tiêu chí chất lượng tốt là yếu tố quan trọng bậc nhất để trở thành ông trùm hàng đầu trong ngành thực phẩm chức năng Nhật Bản nhằm đem lại hiệu quả cao được người tiêu dùng đánh giá cao. Thực hiện triết lý kinh doanh mạnh mẽ đó đã giúp AFC ông trùm Thực phẩm chức năng Nhật Bản vươn lên khỏi tầm Châu Á và trở thành thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực thực phẩm chức năng thế giới. Để đảm bảo và nâng cao chất lượng, AFC đã xây dựng hệ thống sản xuất hiện đại, với qui trình toàn bộ khép kín, từ bộ phận tìm kiếm tuyển lựa nguồn nguyên liệu sạch ban đầu, đến bộ phận sản xuất sản phẩm luôn được đặt trong môi trường vô trùng, rồi đến khâu đóng gói, phân phối sản phẩm đến các đại lý bán hàng đều được kiểm soát với 1 quy trình khá nghiêm ngặt.
- Kiểm soát độ an toàn và quản lý chất lượng của sản phẩm: Thực phẩm chức năng Nhật Bản được quản lý bởi đội ngũ chuyên gia Nghiên cứu và Phát triển vào loại tốt nhất hiện nay tại Nhật Bản. Mỗi công đoạn trong quy trình sản xuất đều được kiểm tra một cách chi tiết và quản lý rất chặt chẽ bằng các thiết bị chuyên dùng trong việc sử dụng nguyên liệu nghiên cứu thành phần, các thành phần được thử nghiệm trong phòng thí nghiệm đến bộ phận kiểm tra giám sát chất lượng sản phẩm là những quy trình được quan tâm nhất, để sản phẩm sản xuất ra được hoàn hảo trong tay người tiêu dùng, bao gồm các bước:
+ Lựa chọn kỹ càng những thành phần nguyên liệu để chiết xuất và thử nghiệm, chỉ đưa vào sản xuất những thành phần và nguyên liệu tốt nhất.
+ Sản phẩm ra thị trường phải tuân thủ các nguyên tắc kiểm tra kiểm soát chất lượng rất kỹ lưỡng, và độ chính xác cao.
- Qúa trình nghiên cứu và phát triển: Bộ phận nghiên cứu phát triển Thực phẩm chức năng của Tập đoàn AFC-HD AMS Life Science kết hợp với Công ty chuyên trách về thí nghiệm y học Nihon Preventive Medical Labotory Co., Ltd để tạo ra một quy trình sản xuất cực kỳ hiệu quả, từ khâu lập và triển khai kế hoạch sản xuất tới quá trình thiết kế sản phẩm mới, từ sản xuất mẫu sản phẩm ban đầu đến đưa vào sản xuất đại trà luôn luôn tuân thủ chất lượng nhằm tạo ra sản phẩm tốt nhất, đồng thời tuân thủ các nguyên tắc về bảo vệ môi trường. Nhờ đó, AFC hiện sở hữu Giấy chứng nhận chất lượng của các tổ chức: AMS Nhật Bản – Quality Assurance Standard, FOSHU –Bộ Y tế Nhật Bản và là thành viên của JHFA – Hiệp hội các nhà sản xuất thực phẩm chăm sóc sức khỏe và thực phẩm chức năng Nhật Bản.
AMS-AFC là hãng sản xuất thực phẩm chức năng Nhật Bản đầu tiên có các sản phẩm được trao Giấy chứng nhận về Chất lượng sản phẩm tốt – GMP (Good Manufacturing Practices) – Số Giấy chứng nhận: 111-02-02.
- Cơ cấu tổ chức: Tập đoàn AFC-HD AMS Life Science Co., Ltd bao gồm bốn thành viên sau:
1. Công ty Honzo – Một công ty với 180 năm kinh nghiệm (1831) chuyên sản xuất các loại dược phẩm ứng dụng Y học cổ truyền Trung Hoa –TCM (Traditional Chinese Medicine) với nhãn hiệu Kampo rất được người sử dụng Nhật Bản ưa chuộng. Honzo hiện chiếm tới 50% số thuốc đông y tiêu thụ tại các bệnh viện Nhật Bản, do cách thức sản xuất chuẩn mực bằng việc xác định chính xác và chuẩn hóa các thành phần tá dược.
2. Nihon Preventive Medical Labotory Co., Ltd (NYK) là phòng thí nghiệm y học nghiên cứu phòng ngừa bệnh tật với đội ngũ các nhà khoa học giàu kinh nghiệm, chuyên phát triển các sản phẩm mới hiệu quả cao, sử dụng công nghệ tiên tiến.
3. AFC Co. Ltd- một tổ hợp khổng lồ Nhật Bản bao gồm nhiều công ty chuyên nghiên cứu và sản xuất các thực phẩm chức năng. AFC sản xuất tới 3.500 sản phẩm thực phẩm chức năng các loại, tập trung vào thực phẩm và mỹ phẩm có nguồn gốc thiên nhiên. Hanamai vốn là một công ty được sáp nhập vào tập đoàn năm 2007, nay trở thành một thương hiệu của AFC Co. Ltd. Hanamai nổi tiếng với các sản phẩm collagen, còn thương hiệu Beau Avec hướng vào mỹ phẩm.
4. Kênh truyền hình Kenko TV: kênh chuyên về sức khỏe, chịu trách nhiệm về quảng cáo sản phẩm cho toàn bộ Tập đoàn dưới sự quản lý của AFC-HD, in ấn, sản xuất các chương trình truyền hình, các băng video và tạp chí.